Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ luôn tiềm tàng khả năng xảy ra tai nạn bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố chủ quan là ý thức tham gia giao thông đến các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, mặt đường,… Khi xảy ra tai nạn, nhất là những vụ việc nghiêm trọng gây hậu quả chết người sẽ gây ra tác động tiêu cực cho cá nhân người gây tai nạn, người nhà nạn nhân nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.

Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc được nhiều người quan tâm là: những trường hợp nào lái xe gây tai nạn chết người không phải ngồi tù. Có thể nói, tâm lý chung của đa số người khi gây tai nạn, đặc biệt là tai nạn chết người là hoảng sợ. Đầu tiên, họ bị sốc do đã tước đi mạng sống của một hay nhiều người, sau đó họ lo lắng việc mình sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật, phải đi tù, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015) bao gồm 05 Khoản quy định 03 hình phạt chính là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn (khung cao nhất tối đa đến 15 năm tù giam) và 01 hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, cụ thể:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

đ) Làm chết 02 người;

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  2. a) Làm chết 03 người trở lên;

  1. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để cấu thành tội phạm này, chủ thể bắt buộc phải có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi này có thể là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Một số hành vi vi phạm phổ biến đó là điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép, điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, ma túy,…). Mặt khác, hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 260.

Quay trở lại với câu hỏi chính: khi nào lái xe gây tai nạn chết người nhưng không phải đi tù? Phạt tù có thời hạn là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội. Như vậy, chỉ được áp dụng hình phạt tù đối với một người khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ta thấy, có hai yếu tố quyết định đến việc áp dụng hình phạt là: có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không và có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không. Để không bị áp dụng hình phạt tù, ta phải loại bỏ một hoặc cả hai yếu tố trên. Trong trường hợp gây tai nạn chết người, đây rõ ràng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS 2015 nên ta chỉ có thể xem xét yêu tố trách nhiệm hình sự để làm rõ có bị phạt tù hay không.

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định. Trong trường hợp điều khiển phương tiện gây tai nạn, có thể tồn tại những trường hợp không phải chịu TNHS như sau:

Thứ nhất, người điều khiển phương tiện không có năng lực TNHS. Điều 21, BLHS 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Ví dụ: A bị bệnh tâm thần, điều khiển xe máy đâm chết người. Lúc này, nếu có giấy giám định của cơ quan có thẩm quyền xác định đúng là A mắc bệnh tâm thần thì A không phải chịu TNHS, không phải chịu bất kì hậu quả pháp lý bất lợi nào cho hành vi gây tai nạn của mình.

Thứ hai, trường hợp tình thế cấp thiết. Điều 23 BLHS 2015 quy định: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”. Ví dụ: A điều khiển xe công-te-nơ đến ngã tư đèn đỏ thì phát hiện một xe tải ở chiều ngược lại có dấu hiệu mất kiểm soát lao nhanh về phía nhiều người đi xe máy đang đỗ dừng đèn đỏ. Nhận thấy nếu xe tải đâm vào nhóm người có thể gây chết rất nhiều người nên A quyết định tăng ga vượt đèn đỏ để đâm chặn đầu xe tải nhằm chuyển hướng của xe tải. Không may, hành vi của A làm xe tải bị lật, người lái xe tải là B bị chết. Trong trường hợp này, hậu quả khi để xe tải đâm vào đoàn người có thể nhận thấy rõ ràng, A chỉ mong muốn dừng xe tải lại nhằm bảo vệ lợi ích cho những người đi xe máy và không mong muốn hậu quả B chết xảy ra. Như vậy, việc A lái xe gây tai nạn làm B chết không phải chịu TNHS.

Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (khoản 3, Điều 29 BLHS 2015). Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, trường hợp gây hậu quả chết người chỉ có khoản 1 là tội phạm nghiêm trọng (làm chết 01 người). Ví dụ, A lái xe ô tô đến đoạn dừng đèn đỏ nhưng thấy đường vắng nên đã quyết định vượt. Lúc này, từ trong đường nhánh bất ngờ có xe máy do B điều khiển chạy ra, A không kịp xử lý nên đã gây tai nạn khiến B bị chết. Sau khi gây tai nạn, A đã chủ động bồi thường thiệt hại với gia đình B, và được vợ của B tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn TNHS cho A. Trường hợp này, A thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn vượt đèn đỏ và gây tai nạn, đây là lỗi vô ý của A. Bên cạnh đó, A đã khắc phục hậu quả, được vợ B đề nghị miễn TNHS nên A không phải chịu TNHS.

Trên đây là những trường hợp được miễn TNHS khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người. Tai nạn là điều không ai mong muốn xảy ra, để hạn chế những tai nạn đáng tiếc cần có những biện pháp ngăn chặn từ đầu chứ không phải để hậu quả xảy ra, mang lại tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân, xã hội mới tìm cách né tránh, khắc phục. Chính vì thế, mỗi người cần có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về giao thông đường bộ từ đó xây dựng một môi trường tham gia giao thông an toàn, hiệu quả, nhanh chóng cho cộng đồng.

Đội ngũ luật sư – Hãng Luật A & H

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh - Giám đốc Công ty Luật TNHH A&H

Bà  là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

 

    ảnh đại diện luật sư tuấn

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

    • Luật Sư - Văn Phòng Luật A&H

    • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.

    • Điện thoại: 024 62998688

    • Email: Luatahlaw@gmail.com

    • Hotline: 024.6682.8986 - Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng

    Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    CÔNG TY LUẬT TNHH A&H

    Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội

    Hotline: 024 62998688

    Email: Luatahlaw@gmail.com

    THEO DÕI CHÚNG TÔI

    MAP

    VỀ CHÚNG TÔI

    • GIỚI THIỆU
    • DỊCH VỤ

     

    • TRUYỀN THÔNG

     

    • TIN TỨC

     

    • VIDEO

    youtube

    FANPAGE FACEBOOK